Các bước xây dựng chiến lược bán hàng hiệu quả, thu lợi nhuận “khủng” cho doanh nghiệp
Để đem lại những hiệu quả cao về lợi nhuận đòi hỏi doanh nghiệp cần có cho mình những chiến lược bán hàng thông minh và nhạy bén với thị trường.

Chiến lược bán hàng là gì? Tại sao xây dựng chiến lược bán hàng lại quan trọng?

Chiến lược bán hàng là gì?

Chiến lược bán hàng là những chính sách, kế hoạch cụ thể mà doanh nghiệp đưa ra nhằm giải quyết những khó khăn cũng như thích ứng với sự thay đổi của thị trường, khách hàng trong quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh của mình.

Tại sao xây dựng chiến lược bán hàng lại quan trọng?

Để doanh nghiệp có thể phát triển hoạt động kinh doanh của mình một cách lớn mạnh và tạo ra nhiều lợi nhuận thì việc xây dựng chiến lược bán hàng là điều vô cùng quan trọng. Cụ thể, một chiến lược bán hàng hiệu quả sẽ mang lại lợi ích như: 

  • Xác định mục tiêu và các định hướng đưa ra trong những kế hoạch kinh doanh một cách cụ thể
  • Đề xuất những hướng đi đúng đắn cho kế hoạch phát triển lâu dài trong tương lai của tổ chức, doanh nghiệp
  • Xây dựng chiến lược bán hàng giúp doanh nghiệp có thời gian tính toán, thích nghi với kế hoạch kinh doanh và dễ thay đổi những phương án khác nhau trong trường hợp biến động.

Các bước xây dựng chiến lược bán hàng hiệu quả, thu lợi nhuận “khủng” cho doanh nghiệp

6 chiến lược bán hàng phổ biến, giúp gia tăng doanh số

Để đạt được những con số ấn tượng về lợi nhuận, bạn cần nắm bắt được những chiến lược bán hàng hiệu quả. Dưới đây là top 6 chiến lược bán hàng phổ biến giúp gia tăng doanh số mà bạn có thể áp dụng cho doanh nghiệp của mình.

1. Chiến lược đặt giá lẻ

Một trong những chiến lược bán hàng phổ biến được nhiều doanh nghiệp sử dụng đó chính là chiến lược đặt giá lẻ. Theo kết quả thống kê về giá cả ấn tượng của người tiêu dùng, khách hàng thường có ấn tượng với những con số kết thúc bằng con số 9 ví dụ như 39, 49, 99, 149, 199,..

Ví dụ, hai sản phẩm áo giống nhau, một chiếc có giá 199.000 VND và một chiếc có giá 210.000 VNĐ, khoảng cách giá tiền không chênh lệch quá nhiều tuy nhiên khách hàng sẽ bị thu hút bởi chiếc áo có giá 199k hơn là chiếc áo có giá 210k hơn. 

Chính vì nắm bắt được đặc điểm này của khách hàng mà rất nhiều doanh nghiệp đã áp dụng chiến lược bán hàng đặt giá lẻ này để thực hiện mục tiêu kinh doanh của mình. 

2. Bán với số lượng có hạn

Bán hàng với số lượng có hạn là một trong những chiến lược phổ biến hiện nay. Việc tập trung quảng bá sản phẩm với số lượng khan hiếm sẽ thúc đẩy nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Tuy nhiên, để thực hiện thành công chiến lược này, bạn cần đảm bảo sản phẩm của mình thật sự hấp dẫn và công dụng mang lại cho khách hàng đủ mạnh để thuyết phục họ.

Các bước xây dựng chiến lược bán hàng hiệu quả, thu lợi nhuận “khủng” cho doanh nghiệp

Chiến lược bán với số lượng có hạn thường được áp dụng trong nhiều ngành thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm hay đồ lưu niệm,...Họ sẽ đưa ra một dòng sản phẩm gọi là “Limited Edition” – số lượng có hạn hoặc những sản phẩm thuộc “bản giới hạn” để kích thích khách hàng sở hữu nó càng nhanh càng tốt.

3. Bán hàng theo những đợt khuyến mãi

Một trong những chiến lược bán hàng mang lại hiệu quả cao, hỗ trợ gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp là khuyến mãi sản phẩm theo đợt. Những ngày lễ, tuần lễ, dịp lễ Quốc Khánh, Giáng Sinh, Tết Nguyên Đán là cơ hội vàng để doanh nghiệp tung ra nhiều đợt khuyến mãi nhằm tri ân khách hàng và quảng bá thương hiệu, sản phẩm. Những đợt khuyến mãi này thường bắt gặp ở các công ty thời trang, điện máy, đồ gia dụng, nội thất, đồ chơi trẻ em,…

Điểm đặc biệt của chiến lược này chính là việc tận dụng thời gian để đưa ra sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng. Ngoài ra, nếu bạn đánh giá được nhu cầu mua sắm của khách hàng, mức lợi nhuận mang về cho doanh nghiệp sẽ càng được gia tăng.

4. Giảm giá khi mua nhiều sản phẩm

Bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy chiến lược bán hàng này tại các cửa hàng KFC - thức ăn nhanh, Lotte, hay rạp chiếu phim,... Nó được thể hiện bằng việc đưa ra các gói Combo gồm thức ăn, đồ uống đi kèm như chương trình mua 2 tặng 1, giảm 10% khi mua thêm sản phẩm thứ hai,...

5. Chương trình khách hàng thân thiết

Tổ chức các chương trình tri ân sẽ giúp doanh nghiệp giữ chân và phát triển nhóm đối tượng khách hàng thân thiết. Điều này sẽ kích thích được hành vi mua của họ, thu về nguồn lợi nhuận ổn định, bền vững.

Các bước xây dựng chiến lược bán hàng hiệu quả, thu lợi nhuận “khủng” cho doanh nghiệp

Chương trình sẽ đề ra những ưu đãi dành cho khách hàng lựa chọn như: mở thẻ thành viên, mở hội định kỳ mỗi tháng với nhiều mặt hàng được giảm giá, ưu đãi chỉ dành riêng cho khách hàng thân thiết… 

6. Quà tặng khuyến mãi đi kèm

Chiến lược bán hàng sử dụng quà tặng đi kèm giúp doanh nghiệp tạo sự ấn tượng về sản phẩm, tạo cảm giác “hời” và kích thích hành vi mua của khách hàng. Ngoài ra, việc này còn hỗ trợ quảng bá thương hiệu doanh nghiệp bằng cách in logo nhãn hiệu và thông điệp lên những món đồ tặng kèm đó. 

Ví dụ: khi mua những mặt hàng về mỹ phẩm, quà tặng khuyến mãi đi kèm sẽ là hộp đựng đồ trang điểm, ví tiền mini hay túi đeo chéo,...

9 bước xây dựng chiến lược bán hàng đơn giản, mang lại hiệu quả cao

Để hoạt động kinh doanh diễn ra thành công, bạn cần xây dựng một chiến lược bán hàng đảm bảo đầy đủ những yếu tố cần thiết. Tham khảo 9 bước sau để biết rõ hơn về cách triển khai một chiến lược bán hàng đơn giản, thông minh.

1. Xây dựng thông điệp giá trị cho sản phẩm

Thông thường, khách hàng ít hoặc không nhận ra về những giá trị thực sự mà sản phẩm mang lại. Điều này thôi thúc doanh nghiệp cần xây dựng, truyền tải được thông điệp giá trị của sản phẩm đến khách hàng một cách rộng rãi. Từ đó, khách hàng sẽ nắm bắt được thông tin và lợi ích của sản phẩm, tại sao mình nên lựa chọn sản phẩm này thay vì của thương hiệu, doanh nghiệp khác.

2. Sẵn sàng thay đổi khi cần thiết

Mỗi doanh nghiệp cần luôn trong tư thế sẵn sàng để thay đổi, thích nghi với nhu cầu của khách hàng và sự biến động của thị trường. Việc đưa ra các chiến lược thay đổi thông minh sẽ giúp cho doanh nghiệp không bị vướng vào khó khăn, sự ứng phó kịp thời, bức phá và phát triển vững mạnh hơn.

3. Thu hút khách hàng qua các câu chuyện đáng nhớ

Để tạo sự tò mò cũng như sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm / dịch vụ của bạn, việc bạn cần làm đó chính là tạo những ấn tượng và thoải mái khi mua hàng, trong quá trình bán, bạn có thể lồng ghép các ví dụ, câu chuyện thực tế về mẫu sản phẩm mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng nhiều hơn. Điều này giúp cho hàng mối quan hệ bên mua và bên bán trở nên gần gũi và tốt hơn.

Các bước xây dựng chiến lược bán hàng hiệu quả, thu lợi nhuận “khủng” cho doanh nghiệp

4. Tư vấn linh hoạt và chủ động cung cấp thông tin

Mỗi nhân viên bán hàng nên tư vấn linh hoạt về thông tin sản phẩm theo từ nhu cầu khách hàng cụ thể. Hãy chủ động cung cấp thông tin cần thiết và bổ ích để thúc đẩy khách hàng thực hiện hành vi mua và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

5. Đừng bán hàng dựa trên mặc định về khách hàng mục tiêu

Các doanh nghiệp nên xây dựng một chiến lược bán hàng đa dạng cho nhiều đối tượng khách hàng. Thông qua đó, bạn có thể tác động đến hành vi mua sắm của đa dạng nhóm khách hàng thay vì chỉ tập trung vào những đối tượng khách hàng mặc định thông thường.

6. Tránh lặp lại mô-típ bán hàng phổ biến

Hãy đa dạng và linh hoạt trong việc xây dựng cách thức bán hàng phù hợp. Bạn cần tạo sự ấn tượng, khác biệt trong thông điệp mà sản phẩm hướng đến. Ngoài ra, bạn nên cố gắng thể hiện được lý do và lợi ích của khách hàng khi lựa chọn sản phẩm/ dịch vụ của mình thay vì các thương hiệu khác. Đây chính là điểm khác biệt ở nhân viên có chiến lược bán hàng hiệu quả và nhân viên không có chiến lược bán hàng hiệu quả.

7. Kết hợp tiếp thị và bán hàng

Công tác bán hàng không thể thiếu đi sự hỗ trợ của tiếp thị. Tiếp thị truyền thông, tiếp thị quảng cáo là những hình thức phổ biến giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả. Người tiếp thị là người tạo dựng câu chuyện và người bán hàng chính là người kể câu chuyện đến khán giả. Từ đó, thúc đẩy sự tò mò và động lực mua sắm của khách hàng đối với sản phẩm. 

Các bước xây dựng chiến lược bán hàng hiệu quả, thu lợi nhuận “khủng” cho doanh nghiệp

Việc kết hợp tiếp thị và bán hàng còn hỗ trợ thương hiệu của doanh nghiệp trở nên phổ biến hơn, lợi nhuận mang lại cũng nhiều hơn.

8. Duy trì khách hàng hiện tại và mở rộng khách hàng tiềm năng

Để doanh nghiệp phát triển lớn mạnh hơn, bạn cần nỗ lực duy trì khách hàng hiện tại, song song với nó là phát triển thêm lượng lớn khách hàng tiềm năng. Bởi điều này sẽ gia tăng lợi nhuận đáng kể và giúp doanh nghiệp đứng vững hơn trên thị trường. Bên cạnh đó, công việc này đòi hỏi những hoạch định, chiến lược bán hàng thông minh và có sự đầu tư nhất định.

9. Đào tạo nhân viên bán hàng bài bản

Đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm sẽ là nguồn nhân lực quan trọng để phát triển doanh nghiệp, đưa sản phẩm/ dịch vụ đến tay người tiêu dùng một cách dễ dàng hơn.

Các doanh nghiệp, cá nhân có thể nâng cao kiến thức về chiến lược bán hàng bằng cách tham gia vào các khóa đào tạo bán hàng uy tín. Điều này là vô cùng cần thiết, giúp bạn biết được mình thiếu sót những gì để không ngừng thay đổi và phát triển theo hướng tích cực.



Bài viết cùng danh mục
2022/08/13/hieu-ung-dam-dong-207.png
Cách tận dụng sức mạnh hiệu ứng đám đông trong kinh doanh
2022/08/13/phan-loai-thi-truong-muc-tieu-378.jpg
5 Bước giúp doanh nghiệp xác định thị trường mục tiêu
2022/08/12/lap16273701804543-399.jpg
4 bước để đưa sản phẩm dẫn đầu thị trường
2022/07/15/brand-name-199.jpeg
3 cấp độ xây dựng thương hiệu thành công cho startup
2022/07/11/goi-y-lap-ke-hoach-linh-hoat-trong-boi-canh-moi-truong-kinh-doanh-thay-doi-nhanh-google-docs-1-1-821.png
4 bài học lội ngược dòng từ thất bại dành cho CEO
2022/07/11/diem-cham-thuong-hieu-985.jpg
Chinh phục khách hàng bằng điểm chạm thương hiệu
Bài viết mới nhất
Nhiều nhà lãnh đạo thường nói với nhân viên rằng “Cửa phòng tôi luôn mở”. Họ cho rằng khi nói như vậy, nhân viên sẽ nghĩ sếp là một người dễ tiếp cận, từ đó cảm thấy thoải mái khi đến chia sẻ các ý tưởng cũng như vấn đề khác của mình.
Đâu là những kỹ năng quản trị doanh nghiệp quan trọng nhất mà CEO cần trang bị để trở thành nhà lãnh đạo tài ba? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Trong thời điểm khó khăn, các kỹ năng lãnh đạo sẽ giúp doanh nhân phát huy tối đa kinh nghiệm và có tầm nhìn sáng suốt để dẫn dắt doanh nghiệp vượt qua sóng gió.