Chiến lược kinh doanh sơn Epoxy hiệu quả
Kinh doanh sơn sàn là một ngành rất tiềm năng ở Việt Nam. Bạn không muốn bỏ lỡ cơ hội tiềm năng này và muốn bắt đầu kinh doanh từ sơn . Tuy nhiên, bạn chưa biết phải bắt đầu từ đâu, cần làm những việc gì.

Một dấu hỏi chấm lớn trong đầu bạn không ngừng nghi vấn trong quá trình mở đại lý sơn có khó khăn không, làm thế nào để trở thành đại lý sơn của các hãng sơn có thương hiệu? Vậy thì bạn đừng bỏ qua bài viết này, tất cả những câu hỏi của bạn sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

Nghiên cứu thị trường trước khi bắt đầu kinh doanh sơn sàn

Dù kinh doanh trong bất kì lĩnh vực nào, ngành hàng nào thì điều đầu tiên bạn cần làm đó là nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường sẽ bao gồm nghiên cứu khách hàng và nghiên cứu cả các đối thủ cạnh tranh. Bạn cần xác định được khách hàng của mình mong muốn gì ở các sản phẩm sơn sàn, nhu cầu của họ, sở thích của họ và cả mức giá họ có thể bỏ ra để chi trả cho sản phẩm sơn. Đây chính là căn cứ để bạn có thể chọn được sản phẩm và đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp.

Tiếp đó, nghiên cứu đến các đối thủ cạnh tranh, xung quanh khu vực bạn định mở đại lý sơn đã có ai mở chưa, họ lựa chọn sơn sàn epoxy của hãng nào, tình hình kinh doanh của họ như thế nào để có những chuẩn bị.

Chọn lựa hãng sơn phù hợp để kinh doanh sơn sàn

Khi chọn lựa hãng sơn, hãy dựa vào nhu cầu khách hàng đã nghiên cứu ở trên để chọn. Đề cao chất lượng khi lựa chọn để nâng cao uy tín của đại lý về sau. Ngoài ra, bạn nên chọn dựa trên mức chiết khấu, chính sách khách hàng, dịch vụ đi kèm để có quyết định thích hợp.  Những thương hiệu lớn, nhiều người biết đến thì sản phẩm sẽ chiếm được nhiều lòng tin của khách hàng và dễ dàng tiêu thụ hơn nhưng mức độ cạnh tranh cũng cao hơn. Mỗi hãng sơn cũng có một mức chiết khấu khác nhau nên bạn nên tìm hiểu, cân nhắc và lựa chọn lý lưỡng.

Cơ chế mở đại lý kinh doanh sơn sàn của các hãng sơn

Hầu hết các hãng sơn hiện nay đều đưa ra một cơ chế chung cho đối với các đại lý kinh doanh sơn của mình, cụ thể cơ chế như sau:

Ký hợp đồng để trở thành đại lý sơn của hãng.

  • Ký cam kết mức doanh số bán trong một năm (Doanh số = Doanh thu – Khuyến mại chiết khấu).
  • Nhập đơn hàng đầu tiên làm hàng trưng bày, tùy từng hãng sẽ đưa ra yêu cầu số lượng.
  • Cung cấp bảng hiệu, catalogue màu, cây màu, bảng giá cho các đại lý và bảng giá bản lẻ. Ngoài ra còn có thể hoạch định chiến lược phát triển thị trường và các chương trình hỗ trợ các đại lý bán sơn để đại lý hoạt động thuận lợi nhất tùy theo từng hãng.

Lựa chọn hình thức kinh doanh Đại lý cấp 1 hay cấp 2

Tùy vào số vốn bạn có, bạn có thể lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp. Hình thức đại lý cấp 1 yêu cầu bạn có nhiều vốn hơn nhưng đổi lại bạn cũng thu được lợi nhuận cao hơn nhờ những chiết khấu khuyến mại trực tiếp từ hãng. Hình thức kinh doanh đại lý cấp 2 có thể nhập hàng theo số vốn bạn có, thậm chí có thể kí nợ với đại lý cấp 1 nhưng lợi nhuận sẽ ít hơn vì đã trải qua trung gian là đại lý cấp 1.

Để mở một đại lý kinh doanh sơn sàn epoxy, bạn cần phải xác định nhu cầu khách hàng, lựa chọn hãng sơn và hình thức kinh doanh phù hợp. Chuẩn bị những bước tiền đề tốt, việc kinh doanh về sau sẽ dễ dàng, thuận lợi hơn rất nhiều. Hãy đưa ra những quyết định, lựa chọn phù hợp để giúp việc kinh doanh của bạn phát triển hơn. Chúc bạn thành công nhé.



Bài viết cùng danh mục
2022/08/13/hieu-ung-dam-dong-207.png
Cách tận dụng sức mạnh hiệu ứng đám đông trong kinh doanh
2022/08/13/phan-loai-thi-truong-muc-tieu-378.jpg
5 Bước giúp doanh nghiệp xác định thị trường mục tiêu
2022/08/12/lap16273701804543-399.jpg
4 bước để đưa sản phẩm dẫn đầu thị trường
2022/08/01/chien-luoc-kinh-doanh-la-gi-9-buoc-xay-dung-chien-luoc-kinh-doanh-hieu-qua-3-350.jpg
Các bước xây dựng chiến lược bán hàng hiệu quả, thu lợi nhuận “khủng” cho doanh nghiệp
2022/07/15/brand-name-199.jpeg
3 cấp độ xây dựng thương hiệu thành công cho startup
2022/07/11/goi-y-lap-ke-hoach-linh-hoat-trong-boi-canh-moi-truong-kinh-doanh-thay-doi-nhanh-google-docs-1-1-821.png
4 bài học lội ngược dòng từ thất bại dành cho CEO
Bài viết mới nhất
Nhiều nhà lãnh đạo thường nói với nhân viên rằng “Cửa phòng tôi luôn mở”. Họ cho rằng khi nói như vậy, nhân viên sẽ nghĩ sếp là một người dễ tiếp cận, từ đó cảm thấy thoải mái khi đến chia sẻ các ý tưởng cũng như vấn đề khác của mình.
Đâu là những kỹ năng quản trị doanh nghiệp quan trọng nhất mà CEO cần trang bị để trở thành nhà lãnh đạo tài ba? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Trong thời điểm khó khăn, các kỹ năng lãnh đạo sẽ giúp doanh nhân phát huy tối đa kinh nghiệm và có tầm nhìn sáng suốt để dẫn dắt doanh nghiệp vượt qua sóng gió.