7 Kỹ năng lãnh đạo quản lý và phẩm chất cần có cho nhà lãnh đạo
Trở thành người lãnh đạo giỏi luôn là điều mà nhiều nhà đứng đầu mong muốn để phát triển sự nghiệp của bản thân. Những kỹ năng này sẽ giúp rất nhiều trong cuộc sống như nhận sự tín nhiệm của nhân viên.

Các loại phong cách lãnh đạo quản lý phổ biến hiện nay

Để trở thành một nhà lãnh đạo tài ba, trước hết bạn cần xác định phong cách lãnh đạo mà bản thân mình muốn theo đuổi để từ đó xây dựng các kỹ năng cần thiết, thống nhất. 

  • Phong cách lãnh đạo chỉ đạo: Đây là phong cách mà người quản lý thường hướng dẫn nhân viên của mình để họ có thể hoàn thành công việc và nhiệm vụ được giao. Nhân viên cấp dưới sẽ luôn tiếp nhận và thực hiện những chỉ đạo mà bạn đề ra. Phong cách này thường phù hợp với nhân viên mới vào nghề, kinh nghiệm làm việc chưa thực sự nhiều. 
  • Phong cách lãnh đạo hỗ trợ: Khác với phòng cách trên, thay vì trực tiếp chỉ đạo, người quản lý lúc này sẽ chủ yếu hỗ trợ, giúp đỡ nhân viên hoàn thành công việc. Hình thức này sẽ tạo nên một không khí làm việc vô cùng thoải mái. Mọi người trong đội nhóm dễ dàng bàn luận, chia sẻ và góp ý thẳng thắn với nhau. Đồng thời, các nhân viên cấp dưới sẽ gia tăng kỹ năng làm việc nhanh chóng và hiệu quả hơn. 

7 Kỹ năng lãnh đạo quản lý và phẩm chất cần có cho nhà lãnh đạo

  • Phong cách lãnh đạo tự do: Với phong cách này, nhà lãnh đạo sẽ ít sử dụng đến quyền lực để quản lý công việc cũng như đội nhóm của mình. Nhân viên của những nhà quản lý theo phong cách lãnh đạo tự do thường được phép tự đưa ra quyết định. Ưu điểm của phong cách này chính là nhân viên cấp dưới sẽ học được học cách ra quyết định kỹ càng, chắc chắn bởi họ sẽ chính là người tự chịu trách nhiệm  của mỗi quyết định được đưa ra. Từ đó, nhân viên sẽ nhanh chóng phát triển kỹ năng và tự lập hơn. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo theo đuổi phong cách này cần có sự tin tưởng vào mọi người trong đội nhóm của mình. 
  • Phong cách lãnh đạo dân chủ: Đây là hình thức lãnh đạo mà nhân viên tham gia đóng góp, xây dựng ý kiến trong các cuộc họp. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng vẫn thuộc về người quản lý. Với phong cách này, nhà lãnh đạo sẽ kích thích sự hứng thú của nhân viên cấp dưới để họ cùng xây dựng, đóng góp cho doanh nghiệp từ đó tạo được sự gắn kết trong đội nhóm đồng thời góp phần rút ngắn khoảng cách, giúp mọi người hiểu nhau nhiều hơn. 

7 phẩm chất mà nhà lãnh đạo - quản lý cần sở hữu

1. Quyết đoán

Dù theo đuổi phong cách nào đi nữa, một nhà lãnh đạo xuất sắc cần luôn rèn luyện và duy trì tính quyết đoán. Bởi bạn là người quản lý, lãnh đạo cả một đội nhóm, tập thể - nơi mà xuất hiện rất nhiều ý kiến trái chiều. Chính kỹ năng lãnh đạo quản lý này giúp bạn ra quyết định nhanh chóng nhằm giải quyết vấn đề kịp thời, hiệu quả đồng thời đẩy nhanh tốc độ thực hiện dự án.  

2. Khả năng đào tạo và tư vấn

Đây cũng chính là điểm để phân biệt vị trí này với các vị trí nhân viên khác. Một người quản lý cần có khả năng tư vấn và hướng dẫn những thành viên trong nhóm của mình. Qua đó, không chỉ giúp nhân viên cấp dưới được nâng cao trình độ chuyên môn, năng suất làm việc mà nhà lãnh đạo đó còn có thể đưa tập thể đến gần hơn với mục tiêu chung đã đề ra, chinh phục nhiều thành tích mới.

7 Kỹ năng lãnh đạo quản lý và phẩm chất cần có cho nhà lãnh đạo

Để nâng cao khả năng huấn luyện và đào tạo nhân viên, bạn cần rèn luyện một số kỹ năng lãnh đạo quản lý như: truyền cảm hứng, công nhân và khen thưởng những nhân viên thực hiện tốt, hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của từng cá nhân,...

3. Chính trực

Một nhà quản lý chính trực là người có khả năng đưa ra các lựa chọn phù hợp chuẩn mực đạo đức, giúp doanh nghiệp duy trì hình ảnh tích cực với các đối tác, khách hàng. Đặc biệt, với vai trò là nhà lãnh đạo, bạn chính là tấm gương cho các nhân viên trong nhóm đồng thời khuyến khích họ rèn luyện, duy trì sự công bằng và chính trực trong lời nói cũng như hành động trong suốt quá trình làm việc.  

4. Uy tín

Một trong những kỹ năng lãnh đạo quản lý giúp bạn thành công chính là giữ uy tín. Bởi một nhà lãnh đạo giỏi cần có được sử ủng hộ, tin cậy từ tất cả thành viên từ đó gắn kết nhau, tạo ra đội nhóm vững mạnh. Để làm được điều này, bạn cần luôn cố gắng theo sát kế hoạch và thực hiện cam kết với người khác. Ngoài ra, tương tự như chính trực, đây cũng là phẩm chất mà mọi nhân viên cần sở hữu trong môi trường làm việc tập thể mà bạn chính là tấm gương cụ thể nhất.  

7 Kỹ năng lãnh đạo quản lý và phẩm chất cần có cho nhà lãnh đạo

5. Khả năng kết nối mọi người và truyền cảm hứng

Để đội nhóm hoạt động tích cực, hiệu quả cũng như luôn duy trì tinh thần tích cực trong môi trường làm việc, nhà quản lý cần trau dồi kỹ năng kết nối mọi người và truyền cảm hứng. Đây cũng được đánh giá là một trong những phẩm chất cần có ở nhà lãnh đạo.

Một trong những cách xây dựng mối quan hệ đội nhóm hiệu quả chính là thấu hiểu nhân viên của mình. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng phân chia công việc dựa trên điểm mạnh điểm yếu của từng thành viên sao cho phù hợp với nhu cầu, năng lực mong muốn của họ.

Việc này giúp quá trình làm việc diễn ra trôi chảy, giảm bớt tranh cãi và căng thẳng giữa các thành viên. Tuy nhiên, bạn cũng cần rèn luyện thêm những kỹ năng lãnh đạo quản lý khác như năng lực giao tiếp hiệu quả và giải quyết xung đột.

Ngoài ra, khi đến thời điểm công việc gặp khó khăn, nhà quản lý cần vững vàng, lan tỏa nguồn năng lượng tích cực từ đó hướng mọi thành viên tới kết quả tốt đẹp trong tương lai nhằm tạo động lực cho họ tiếp tục làm việc.

6. Giải quyết vấn đề

Trong một tập thể, vấn đề và xung đột giữa các thành viên là không thể tránh khỏi. Do đó, nhà quản lý cần rèn luyện cho bản thân kỹ năng giải quyết vấn đề nhanh chóng, hiệu quả. Để thực hiện hiệu quả, người lãnh đạo cần biết nắm bắt cơ hội và xử lý trên tinh thần chính trực đồng thời luôn ưu tiên lợi ích chung của doanh nghiệp.

7 Kỹ năng lãnh đạo quản lý và phẩm chất cần có cho nhà lãnh đạo

Ngoài ra, tham gia các khóa học đào tạo kỹ năng quản lý cũng sẽ giúp cho bạn học hỏi thêm được nhiều kỹ năng cần thiết cùng kinh nghiệm “xương máu” thực tế từ những chuyên gia trong lĩnh vực.

7. Thấu cảm bản thân và đồng cảm 

Để sếp hiểu được lòng nhân viên hay nhân viên thấu cảm được sếp là câu chuyện muôn thuở. Một nhà lãnh đạo thấu hiểu được chính bản thân mình thì họ sẽ dễ dàng chấp nhận những thiếu sót và hoàn thiện những kiến thức để phát triển bản thân. Ngoài ra, đồng cảm với nhân viên, đối tác giúp các nhà lãnh đạo đưa ra các quyết định quan trọng và sáng suốt. 



Bài viết cùng danh mục
2022/08/12/e2e12ab3b5e777b92ef6-1658144457-750x0-837.jpg
Thách thức kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp
2022/08/04/zshyyh9-649.png
Giảm tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên bằng nghệ thuật quản lý nhân sự
2022/08/01/truong-nhom-840.jpg
Những khó khăn khi làm việc nhóm và giải pháp cải thiện hiệu quả
2022/07/22/man-packs-belongings-at-work-684.jpg
Nhân viên có 3 trên 9 dấu hiệu này, tốt hơn hết hãy tìm người thay thế
2022/07/20/cut-335.jpg
Khủng hoảng kinh doanh: Giảm lương hay giảm nhân sự?
2022/06/30/untitled-8-8.jpg
Những điểm làm mất lòng khách hàng Online
Bài viết mới nhất
Nhiều nhà lãnh đạo thường nói với nhân viên rằng “Cửa phòng tôi luôn mở”. Họ cho rằng khi nói như vậy, nhân viên sẽ nghĩ sếp là một người dễ tiếp cận, từ đó cảm thấy thoải mái khi đến chia sẻ các ý tưởng cũng như vấn đề khác của mình.
Đâu là những kỹ năng quản trị doanh nghiệp quan trọng nhất mà CEO cần trang bị để trở thành nhà lãnh đạo tài ba? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Trong thời điểm khó khăn, các kỹ năng lãnh đạo sẽ giúp doanh nhân phát huy tối đa kinh nghiệm và có tầm nhìn sáng suốt để dẫn dắt doanh nghiệp vượt qua sóng gió.