7 cách tạo động lực làm việc cho nhân viên nhà lãnh đạo giỏi cần biết
Tạo động lực làm việc luôn được coi là một trong những chiến lược quan trọng trong quá trình vận hành doanh nghiệp. Là người đứng đầu doanh nghiệp, bạn không chỉ biết truyền cảm hứng làm việc cho nhân viên của mình để nâng cao năng suất và hiệu quả công việc.

7 cách tạo động lực làm việc cho nhân viên

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong thực tế nhân viên vẫn làm việc trong tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng, làm việc hời hợt, hiệu quả thấp, khách hàng phàn nàn. Mấu chốt của các vấn đề này chính là thiếu động lực làm việc. Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng mong muốn nhân viên của mình hăng say, nhiệt tình và hoàn thành tốt công việc để đạt được mục tiêu chung đã đề ra.

1. Biết cách biến nơi làm việc trở nên thú vị

Có thể nói, không gian làm việc cũng có sức ảnh hưởng lớn đến tâm trạng và cảm xúc của nhân viên. Việc bạn biến nơi làm việc trở thành không gian lý tưởng sẽ tạo được nhiều cảm hứng và sự sáng tạo trong công việc. Theo khảo sát cho thấy một văn phòng có không gian sáng tạo sẽ giúp tăng năng suất công việc ít nhất 20%.

7 cách tạo động lực làm việc cho nhân viên nhà lãnh đạo giỏi cần biết

Trong trường hợp, văn phòng làm việc bí bách, khó chịu, tinh thần của nhân viên bị giảm sút, ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng tập trung và sáng tạo. Hiệu quả công việc thấp, chậm tiến độ, ảnh hưởng đến kế hoạch và mục tiêu chung của công ty.

Bạn nên có những ý tưởng trong việc bày trí nơi làm việc để tạo động lực cho nhân viên của mình. Nơi làm việc cần có ánh sáng tốt, không gian thoải mái, thoáng đãng để trí tưởng tượng và tư duy của nhân viên được phát huy một cách tốt nhất.

2. Xây dựng văn hóa công ty đoàn kết

Văn hóa công ty chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp nhân viên nhiệt huyết với công việc, có động lực làm việc còn lớn hơn cả cám dỗ đồng tiền.

Mỗi doanh nghiệp sẽ tự xây dựng cho mình một văn hóa doanh nghiệp riêng biệt. Nó được gắn kết với trải nghiệm của từng nhân viên khi làm việc tại doanh nghiệp đó. Nếu doanh nghiệp lộn xộn, văn hóa công ty thấp, nhân viên nói xấu nhau, mâu thuẫn nội bộ, gây mất đoàn kết. Toàn bộ điều này sẽ khiến nhân viên của bạn cảm thấy mệt mỏi, chán nản vì phải làm việc trong môi trường đầy áp lực, từ đó làm giảm động lực làm việc của họ.

Ngược lại, nếu bạn xây dựng được văn hóa công ty đoàn kết, đội ngũ tận tâm, giúp đỡ nhau trong công việc. Tự khắc họ sẽ tìm được niềm vui trong công việc, có cảm hứng sáng tạo, hoàn thành tốt các công việc được giao một cách xuất sắc.

7 cách tạo động lực làm việc cho nhân viên nhà lãnh đạo giỏi cần biết

Không chỉ những doanh nghiệp lớn mới cần xây dựng văn hóa doanh nghiệp mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải chú trọng yếu tố này. Bởi văn hóa doanh nghiệp chính là cách tạo động lực làm việc hiệu quả.

3. Cởi mở trong giao tiếp và tạo cảm giác an toàn cho nhân viên

Trong thời đại 4.0, sợi dây giữa CEO, chủ doanh nghiệp với nhân viên ngày càng được kết nối gần hơn. Ở một số doanh nghiệp lớn các ông chủ biết cách giao tiếp, luôn giữ thái độ vui vẻ, cởi mở với tất cả các nhân viên của mình. Họ khéo léo trong việc tạo động lực tích cực và cách khuyến khích nhân viên cố gắng mỗi ngày. Không những thế, họ còn sẵn lòng lắng nghe, ngay cả những lời chỉ trích để thay đổi doanh nghiệp tốt hơn và tạo cảm giác an toàn cho nhân viên của mình.

Hiện nay, một số doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đang áp dụng phương pháp này trong việc truyền cảm hứng làm việc cho nhân viên. Theo các chuyên gia, khi nhân viên thể hiện thái độ và ý kiến về công việc của họ hay phàn nàn về chế độ đãi ngộ của công ty, một nhà lãnh đạo cần lắng nghe, hiểu và đưa ra những phản hồi tích cực.

Đây là phương pháp để bạn nhìn nhận thực tế, biết được những lỗ hổng còn yếu, thiếu trong quản lý, đồng thời tạo điều kiện để nhân viên cố gắng phát huy tốt năng lực và thế mạnh của mình. Trường hợp bạn chỉ biết chỉ trích, đập bàn, đập ghế, quát mắng khi nhân viên nói ra những băn khoăn của họ, khiến họ cảm thấy phẫn nộ, mệt mỏi, giảm hiệu quả làm việc một cách trầm trọng.

4. Trân trọng và tin tưởng nhân viên

Trên thực tế, số lượng nhân viên cảm thấy không được Sếp và công ty trân trọng chiếm hơn 50%. Là CEO, chủ doanh nghiệp bạn cần phải khéo léo trong việc trao đổi và tạo động lực cho nhân viên, để họ không cảm thấy mình chỉ là công cụ kiếm tiền của Sếp.

7 cách tạo động lực làm việc cho nhân viên nhà lãnh đạo giỏi cần biết

Việc bạn nhìn nhận và có sự tin tưởng sẽ giải quyết được các vấn đề, sự khúc mắc ở nhân viên của mình. Khi bạn quan tâm đến đội ngũ nhân sự và đáp ứng lại mong cầu của họ là cách thể hiện sự trân trọng cũng như tạo được động lực làm việc hiệu quả nhất.

5. Xây dựng chế độ lương thưởng rõ ràng

Nếu bạn hỏi yếu tố nào có sức ảnh hưởng lớn nhất đến động lực làm việc của nhân viên câu trả lời chắc chắn là chế độ lương thưởng. Hầu hết, người lao động đều mong muốn được trả một mức lương xứng đáng với công sức mình bỏ ra, Ngoài mức lương cố định thì chính sách phúc lợi và chế độ đãi ngộ tốt sẽ là nguồn động lực để họ cố gắng mỗi ngày.

Nếu nhân viên làm việc hiệu quả, năng suất lao động cao và mang lại lợi nhuận cho bạn thì doanh nghiệp của bạn phải có chính sách khen thưởng phù hợp.

Đừng quá khắt khe hay trả lương quá bèo bọt và suy nghĩ như thế là đủ rồi. Khi đội ngũ làm việc hừng hực khí thế sẽ giúp công ty của bạn phát triển. Vì vậy, hãy nhớ rằng, khi bạn có mức lương thưởng rõ ràng sẽ nâng cao tinh thần làm việc của họ, khi ấy bạn sẽ được nhiều hơn là mất.

6. Đừng khuyến khích cạnh tranh

Bạn đừng lầm tưởng có thể thúc đẩy công việc của nhân viên bằng cách khuyến khích cạnh tranh. Thực tế, đó là phương pháp lỗi thời, là con dao hai lưỡi. Một cuộc cạnh tranh có thể mang đến những xung đột, tạo ra mâu thuẫn làm ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần làm việc của đội nhóm. Lúc này công ty của bạn sẽ thiếu sự kết nối và gắn kết.

7 cách tạo động lực làm việc cho nhân viên nhà lãnh đạo giỏi cần biết

Để tạo động lực làm việc cho nhân viên, bạn nên tạo cơ hội để nhân viên cạnh tranh bên ngoài thay vì khuyến khích cạnh tranh nội bộ.

7. Tổ chức các buổi đào tạo

Bạn cần thường xuyên mở các buổi đào tạo, chia sẻ kiến thức giúp đội ngũ nhân sự của mình có thêm những kiến thức về nghề. Khi bạn trao đi những giá trị, nhân viên của bạn sẽ có được nhiều bài học kinh nghiệm trong việc xử lý các tình huống phát sinh khi cần thiết, hiệu quả công việc sẽ tốt hơn.

Việc bạn mở các chương trình đào tạo nội bộ cùng với các trò chơi kết nối xen kẽ với giá trị cốt lõi của công ty. Cũng là giải pháp giúp nhân viên hiểu hơn về công ty, nhân viên cảm thấy thú vị hơn. Đôi khi việc thay đổi không khí cũng sẽ tạo động lực để nhân viên làm việc tốt hơn.



Bài viết cùng danh mục
2022/08/12/e2e12ab3b5e777b92ef6-1658144457-750x0-837.jpg
Thách thức kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp
2022/08/04/zshyyh9-649.png
Giảm tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên bằng nghệ thuật quản lý nhân sự
2022/08/01/truong-nhom-840.jpg
Những khó khăn khi làm việc nhóm và giải pháp cải thiện hiệu quả
2022/08/01/1609227335-gzpaaz-399.jpg
7 Kỹ năng lãnh đạo quản lý và phẩm chất cần có cho nhà lãnh đạo
2022/07/22/man-packs-belongings-at-work-684.jpg
Nhân viên có 3 trên 9 dấu hiệu này, tốt hơn hết hãy tìm người thay thế
2022/07/20/cut-335.jpg
Khủng hoảng kinh doanh: Giảm lương hay giảm nhân sự?
Bài viết mới nhất
Nhiều nhà lãnh đạo thường nói với nhân viên rằng “Cửa phòng tôi luôn mở”. Họ cho rằng khi nói như vậy, nhân viên sẽ nghĩ sếp là một người dễ tiếp cận, từ đó cảm thấy thoải mái khi đến chia sẻ các ý tưởng cũng như vấn đề khác của mình.
Đâu là những kỹ năng quản trị doanh nghiệp quan trọng nhất mà CEO cần trang bị để trở thành nhà lãnh đạo tài ba? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Trong thời điểm khó khăn, các kỹ năng lãnh đạo sẽ giúp doanh nhân phát huy tối đa kinh nghiệm và có tầm nhìn sáng suốt để dẫn dắt doanh nghiệp vượt qua sóng gió.