Các nguyên nhân khiến nhân viên nghỉ việc và cách xử lý
Nhân viên nghỉ việc là vấn đề luôn xảy ra cho dù đó là các doanh nghiệp nhỏ hay lớn. Với tư cách là một nhà lãnh đạo, bạn cần phải biết nguyên nhân thật sự khiến cấp dưới nghỉ việc là gì.

Những lí do khiến nhân viên nghỉ việc

Có rất nhiều nguyên nhân khiến nhân sự nghỉ việc nhưng dưới đây có 9 lý do chính cho vấn đề này. Nếu giải quyết được, bạn sẽ giữ chân được những nhân tài xuất sắc cho công ty. Xem ngay nội dung dưới đây để biết thêm những lý do cụ thể nhé!

1. Có mối quan hệ không tốt với sếp

Theo các nghiên cứu thống kê trên thế giới mà Tạ Mai đã tham khảo, mối quan hệ không tốt với sếp là nguyên nhân hay xảy ra nhất khiến cho nhân sự nghỉ việc. Mặc dù, sếp là người chỉ dẫn không thể thiếu trong chốn công sở kéo dài 8 tiếng mỗi ngày của nhân viên. Tuy nhiên, nếu như hai bên có mâu thuẫn vượt quá khả năng kiểm soát, chắc chắn rằng bầu không khí sẽ trở nên áp lực và không thể làm việc với tâm thế thoải mái.

Các nguyên nhân khiến nhân viên nghỉ việc và cách xử lý

Tuy nhiên, nhân viên không nhất thiết phải làm bạn với sếp. Tuy nhiên, giữa đôi bên cần có mối quan hệ tốt khiến cho công việc có thể được hoàn thành một cách tốt nhất.

Bên cạnh đó, những vấn đề khiến nhân viên không bằng lòng với sếp có thể trực tiếp phá hỏng nhiệt huyết, sự tự tin và cam kết dành cho công việc. Một khi đã rơi vào tình trạng “không thể tìm tiếng nói chung” với người lãnh đạo, cấp dưới thường tìm đến sự giải thoát cho bản thân.

2. Công việc nhàm chán chưa đủ thử thách

Lý do thứ hai, chính là công việc nhàm chán chưa đủ thử thách. Không ai muốn làm một công việc cứ lặp đi lặp lại ngày này qua tháng nọ mà không có sự đổi mới. Trong trường hợp như vậy, bạn cần giúp nhân viên tìm lại được cảm hứng trong công việc. Nếu bạn không thể "truyền lửa" cho nhân sự, người lãnh đạo khác sẽ làm thay bạn.

3. Bất hoà với đồng nghiệp

Bất hoà giữa các cá nhân cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định đến việc rời đi của nhân viên. Bên cạnh người sếp, đồng nghiệp là người đồng hành ⅓ thời gian trong ngày. Do đó, đồng nghiệp là người mà tiếp xúc nhiều nhất trong chốn công sở vì làm việc chung một nhóm và cũng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường làm việc.

Trong nơi làm việc, đồng nghiệp không chỉ là người cùng làm việc mà còn có thể trở thành bạn tốt, anh/chị em thân thiết, người "đồng cam cộng khổ" của nhân viên. Và đó là một trong những ảnh hưởng lớn nhất để xem biểu hiện nhân viên có hài lòng với công việc của mình hay không. Người quản lý nên để tâm và can thiệp đúng lúc nếu có vấn đề phát sinh trước khi quá muộn.

4. Không có cơ hội phát huy điểm mạnh của mình

Với lý do thứ tư, trong mỗi chúng ta dù có là ai đi nữa đều muốn có cơ hội thể hiện khả năng của bản thân trước sếp và các đồng nghiệp. Chính vì thế, một khi nhân viên được tạo điều kiện để phát huy thế mạnh trong công việc và mọi người nhận xét tích cực.

Các nguyên nhân khiến nhân viên nghỉ việc và cách xử lý

Chắc chắn tằng, bản thân các cá nhân đó sẽ cảm thấy tự tin và tự hào hơn. Nếu không thể làm điều này, nhân viên sẽ cảm thấy tự ti và tới một lúc nào đó sẽ phá lồng tìm kiếm một nơi ở mới phù hợp.

5. Nhân viên cảm thấy không đóng góp cho công ty

Khi làm việc, nhân viên luôn muốn được trở thành một phần nào đó qua trọng cho công ty. Nếu như nhân viên nhận thấy rằng, những cống hiến có giá trị, giúp cho công ty ngày càng phát triển, thì đó là nguồn động lực sẵn sàng làm thêm việc mà không đòi hỏi thêm.

Có rất nhiều người lãnh đạo cho rằng nhân viên đã biết về tầm nhìn, sứ mệnh của kế hoạch. Tuy nhiên, bằng cách nào đó thực tế thì ngược lại, cấp dưới rất cần một cuộc trao đổi từ người lãnh đạo để có thể nắm rõ và kết nối với tổ chức. Điều đó góp phần giúp nhân viên có sự đóng góp như thế nào đối với sự thành công của cả tập thể.

6. Không tự quyết và độc lập trong công việc

Trong mỗi cá nhân ai cũng có "cái tôi" cho riêng mình và một khi bị kìm hãm quá lâu sẽ tạo ra sự ức chế và đổ vỡ. Do đó, mỗi nhân viên sẽ có đặc điểm và khả năng riêng của bản thân để tự chịu trách nhiệm về công việc được giao.

Chính vì vậy, để trở thành một người lãnh đạo có tầm nhìn, bạn hãy đặt ra mục tiêu và để cấp dưới thực hiện tự do. Ngoài ra, bạn hãy luôn cho nhân viên cơ hội được thử sức và tự do sáng tạo. Lúc đó, cấp dưới sẽ được thỏa mãn cái tôi của bản thân, còn bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để có thể làm những việc khác.

7. Thiếu lòng tin với công ty

Với những tin đồn công ty làm ăn thua lỗ, buộc phải cắt giảm nhân sự hay nợ lương nhân viên, bắt nhân viên tăng ca, công ty có khả năng bị mua lại,... đều dẫn đến cảm giác lo lắng. Đối với nhân viên có cảm giác bất ổn hoặc lo lắng thường có xu hướng sẽ đi tìm một công việc khác và nộp đơn xin thôi việc. 

Để giải quyết vấn đề trên, người lãnh đạo cần trao đổi với nhân viên. Khi có nhiều thông tin minh bạch và được cập nhật liên tục, nhân viên sẽ có thêm niềm tin vào định hướng của công ty.

8. Không phù hợp với văn hoá công ty

Văn hóa công ty là cũng một trong những yếu tố quan trọng với nhân viên. Doanh nghiệp có đánh giá cao, đối xử công bằng và chế độ lương thưởng có thỏa đáng cho nhân viên không? Người lãnh đạo có quan tâm đến đời sống cá nhân của nhân viên như thế nào? Hoạt động team building, tổ chức các sự kiện, để xây dựng môi trường làm việc tốt hơn không?

Các nguyên nhân khiến nhân viên nghỉ việc và cách xử lý

9. Không được công nhận từ quản lý

Không công nhận từ lãnh đạo chắc hẳn không phải yếu tố cốt lõi khi nhân viên có ý định rời khỏi công ty. Bởi vì, khi công ty có chính sách lương thưởng minh bạch, nghĩa là nhân viên đã được trả công xứng đáng. Đối với còn tôn trọng và có được công nhận từ nhà quản lý, chỉ giống như lớp kem tươi của chiếc bánh. Tuy nhiên, nếu bạn muốn giữ chân nhân tài cho công ty thì "lớp kem" này lại là điều không thể thiếu đó nhé!

Đối với nghệ thuật quản lý nói chung, người lãnh đạo cần phải phải tốt trước đã. Nếu bạn là một nhà lãnh đạo tài ba xây dựng một cách quản lý đúng đắn. Chắc chắn rằng, nhà lãnh đạo sẽ có thể giúp nhân viên phát huy những thế mạnh và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Những hậu quả khi nhân viên nghỉ việc

Nhân sự nghỉ việc có thể gây ra rất nhiều hệ lụy cho doanh nghiệp. Theo ước tính, chi phí để thay thế nhân sự có thể lên tới 40.000 đô la. Trên thực tế, nếu những nhân viên tài năng liên tục rời đi thì thiệt hại sẽ còn lớn hơn rất nhiều so với con số đã thống kê. Dưới đây là giải pháp mà nhà quản lý có thể áp dụng khi có trường hợp như vậy xảy ra.

1. Quản lý cần làm gì khi nhân viên nghỉ việc

Khi nhân viên quyết định xin nghỉ việc sẽ thông báo trực tiếp với người quản lý. Ở cương vị lãnh đạo, bạn cần hướng dẫn cấp dưới cách gửi đơn xin thôi việc đến phòng nhân sự. Đây là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp thêm vào hồ sơ nhân sự và tiến hành thủ tục cho nhân viên thôi việc.

Khi nhân viên nộp đơn xin nghỉ việc, người quản lý cần liên hệ ngay bộ phận nhân sự để lên kế hoạch tìm các ứng viên mới thay thế. Không những vậy, doanh nghiệp có thể khảo sát lại bộ phận và cách phân chia công việc. Từ đó, người điều hành sẽ có phương án giải quyết cụ thể.

Các nguyên nhân khiến nhân viên nghỉ việc và cách xử lý

2. Hành động như thế nào khi nhân viên nghỉ việc

Cho dù người nhân viên đó rời đi vì bất kỳ lý do gì, người quản lý doanh nghiệp cần hành động một cách lịch sự, nhã chặn, phong thái chuyên nghiệp. Cho nên, đừng ngại chúc mừng nếu nhân viên có cơ hội mới để phát triển bản thân.

Nếu được, doanh nghiệp có thể tổ chức sắp xếp một bữa tiệc chia tay nhân sự nghỉ việc. Điều này sẽ gây ấn tượng tích cực về công ty, nhân viên sẽ cảm thấy rằng khoản thời gian làm việc hoàn toàn xứng đáng với công sức bỏ ra.

Nên làm:

  • Lên kế hoạch tuyển dụng để tìm nhân sự mới.
  • Coi quyết định thôi việc của nhân viên như một cơ hội để những nhân viên khác đảm nhận trách nhiệm và học hỏi thêm những điều mới.
  • Ghi nhận quyết định nhân viên xin nghỉ việc với những gì đã đóng góp trong suốt thời gian làm cho công ty

Không nên làm:

  • Có thái độ khó chịu mà thay vào đó, bạn hãy cố gắng duy trì mối quan hệ với nhân viên bằng cách trao đổi với nhau về những dự định sắp tới.
  • Không có kế hoạch đổi mới. Vì khi nhiều nhân viên sự việc, lúc này cấp quản lý hãy cố gắng dành thời gian ra để trao đổi với từng nhóm nhằm xác định được phương hướng và nhu cầu của từng thành viên.

Các nguyên nhân khiến nhân viên nghỉ việc và cách xử lý

Cách giữ chân nhân viên giỏi

Để giữ chân được nhân tài, nhân viên giỏi cho doanh nghiệp thì bạn phải nắm bắt được mong muốn và nhu cầu của cấp dưới. Nhân viên có thật sự hài lòng với công việc hiện tại hay nhu cầu thách thức bản thân hay không? Bên cạnh đó, việc giữ liên lạc với nhân viên đã nghỉ giúp cho doanh nghiệp có thêm cơ hội phát hiện ra những vấn đề tiềm ẩn.

Nhưng điều quan trọng là người lãnh đạo phải để tâm đến chiến lược giữ chân nhân viên tài năng. Do đó, bạn cần khảo sát xem liệu hệ thống, quy trình làm việc và quy định có hỗ trợ nhân viên không. Doanh nghiệp có đang đáp ứng những nhu cầu quan trọng của nhân viên như công việc có ý nghĩa, lương bổng minh bạch, phúc lợi cũng như vai trò trong doanh nghiệp.

Thông qua bài viết trên, bạn nên nhớ rằng người lãnh đạo ảnh hưởng nhiều nhất đến nhân viên nghỉ việc. Hy vọng bạn có thể nắm rõ những nguyên nhân cách xử lý trong nhiều trường hợp. 



Bài viết cùng danh mục
2022/08/12/e2e12ab3b5e777b92ef6-1658144457-750x0-837.jpg
Thách thức kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp
2022/08/04/zshyyh9-649.png
Giảm tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên bằng nghệ thuật quản lý nhân sự
2022/08/01/truong-nhom-840.jpg
Những khó khăn khi làm việc nhóm và giải pháp cải thiện hiệu quả
2022/08/01/1609227335-gzpaaz-399.jpg
7 Kỹ năng lãnh đạo quản lý và phẩm chất cần có cho nhà lãnh đạo
2022/07/22/man-packs-belongings-at-work-684.jpg
Nhân viên có 3 trên 9 dấu hiệu này, tốt hơn hết hãy tìm người thay thế
2022/07/20/cut-335.jpg
Khủng hoảng kinh doanh: Giảm lương hay giảm nhân sự?
Bài viết mới nhất
Nhiều nhà lãnh đạo thường nói với nhân viên rằng “Cửa phòng tôi luôn mở”. Họ cho rằng khi nói như vậy, nhân viên sẽ nghĩ sếp là một người dễ tiếp cận, từ đó cảm thấy thoải mái khi đến chia sẻ các ý tưởng cũng như vấn đề khác của mình.
Đâu là những kỹ năng quản trị doanh nghiệp quan trọng nhất mà CEO cần trang bị để trở thành nhà lãnh đạo tài ba? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Trong thời điểm khó khăn, các kỹ năng lãnh đạo sẽ giúp doanh nhân phát huy tối đa kinh nghiệm và có tầm nhìn sáng suốt để dẫn dắt doanh nghiệp vượt qua sóng gió.