Xây dựng kế hoạch đào tạo nhân viên trong doanh nghiệp
Xây dựng kế hoạch đào tạo nhân viên là vấn đề cực kỳ quan trọng nếu doanh nghiệp muốn có được sự phát triển bền vững trong tương lai.

Nhân sự luôn là nền móng của doanh nghiệp, yếu tố quan trọng trong mọi quá trình. Vì vậy, đào tạo nhân sự, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nhiệm vụ quan trọng mà doanh nghiệp cần phải thực hiện. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể xây dựng được chương trình đào tạo hiệu quả. Nếu doanh nghiệp của bạn đang bắt tay xây dựng các chương trình đào tạo, đừng bỏ qua bài viết này của Tạ Mai nhé.

Các bước xây dựng chương trình đào tạo nhân viên

Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo

Kế hoạch đào tạo nhân sự sẽ được xây dựng dựa trên nhu cầu đào tạo trong doanh nghiệp. Kế hoạch sẽ được thảo luận và quyết định bởi các cấp quản lý với mục tiêu gắn liền với mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp tại các thời điểm.

Xác định nhu cầu đào tạo nhân viên sẽ giúp bộ phận nhân sự có định hướng rõ ràng về chương trình đào tạo cũng như nhận được sự tham gia tự nguyện, nhiệt tình của toàn bộ nhân viên trong công ty.

Xây dựng kế hoạch đào tạo nhân viên trong doanh nghiệp

Bước 2: Xây dựng kế hoạch đào tạo nhân sự

Bản kế hoạch đào tạo nhân viên cần có các thông tin chi tiết về các yếu tố như:

  • Tên chương trình đào tạo nhân sự
  • Các mục tiêu cần đạt được sau khi kết thúc chương trình
  • Các đối tượng trực tiếp tham gia vào chương trình đào tạo
  • Các nhân sự, phòng ban tham gia chương trình đào tạo
  • Nội dung đào tạo, hình thức đào tạo nhân sự chính
  • Thời gian, địa điểm, chi phí tổ chức đào tạo
  • Các điều kiện, chú ý khi tổ chức chương trình đào tạo

Hãy nhớ rằng, kế hoạch càng chi tiết, rõ ràng thì chương trình đào tạo nhân viên càng rõ ràng, dễ triển khai và có tỉ lệ thành công cao hơn. Kế hoạch đào tạo nhân viên chi tiết cũng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp triển khai, đánh giá và đo lường hiệu quả.

Bước 3: Triển khai và đánh giá kết quả đào tạo

Trước khi triển khai đào tạo, bộ phận đào tạo cần đảm bảo rằng tất cả nhân viên tham gia chương trình đều đã nắm rõ thông tin, mục đích của chương trình đào tạo cũng như trong tâm thế sẵn sàng tham gia. Triển khai chương trình theo đúng kế hoạch là một trong những yêu cầu tiên quyết nếu muốn đảm bảo chất lượng, hiệu quả của việc đào tạo. Đừng quên việc ghi chép, lưu lại văn bản, hình ảnh và các kết quả thu được để đánh giá hiệu quả đào tạo được một cách chính xác nhất.

Xây dựng kế hoạch đào tạo nhân viên trong doanh nghiệp

Bước 4: Đánh giá và cải tiến quy trình

Dựa trên tất cả các thông tin đã thu thập được sau chương trình đào tạo, nhà quản lý cần đánh giá chúng một cách chính xác nhất. Nội dung chương trình đào tạo đã thực sự phù hợp, có dễ áp dụng vào công việc thực tế hay không? Các hình thức đào tạo có gây được sự chú ý? Nếu chưa, cần thay đổi như thế nào để đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Doanh nghiệp cũng cần thu thập các ý kiến của nhân viên sau khi đào tạo để có phương án thay đổi tối ưu nhất.

Phân loại các mẫu kế hoạch đào tạo nhân sự

Dựa theo cấp bậc trong doanh nghiệp, có thể phân chia kế hoạch đào tạo thành 3 loại:

  • Đào tạo lãnh đạo: dành cho những người là lãnh đạo, thường dùng với doanh nghiệp cổ phần
  • Đào tạo chuyên viên: dành cho nhân viên nâng cao với mục đích nâng cao nghiệp vụ. chuẩn bị cho nhiệm vụ mới
  • Đào tạo nhân viên mới: dành cho nhân viên mới

Xây dựng kế hoạch đào tạo nhân viên trong doanh nghiệp

Các doanh nghiệp thường sử dụng một số hình thức đào tạo nhân viên phổ biến hiện nay:

  1. Đào tạo trong khi làm việc: Nhân viên sẽ được học hỏi qua công việc thực tế. Cách này sẽ phù hợp với những công việc mang tính thực hành cao.
  2. Họp định kỳ trong nội bộ: Đây là cách thức đào tạo thông qua các buổi gặp mặt theo định kỳ tuần, tháng, quý. Hình thức này được áp dụng cho việc đào tạo một kỹ năng cho nhiều đối tượng
  3. Mentorship: Đây là hình thức hay được sử dụng cho cấp quản lý, người đi trước hướng dẫn những người mới trực tiếp.

Với kế hoạch đào tạo nhân viên cụ thể, rõ ràng, doanh nghiệp sẽ có thể triển khai được chương trình đào tạo hiệu quả, tối ưu mà vẫn tiết kiệm chi phí, quản lý thời gian tối đa cho doanh nghiệp, nâng cao đáng kể chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.



Bài viết cùng danh mục
2022/08/12/e2e12ab3b5e777b92ef6-1658144457-750x0-837.jpg
Thách thức kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp
2022/08/04/zshyyh9-649.png
Giảm tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên bằng nghệ thuật quản lý nhân sự
2022/08/01/truong-nhom-840.jpg
Những khó khăn khi làm việc nhóm và giải pháp cải thiện hiệu quả
2022/08/01/1609227335-gzpaaz-399.jpg
7 Kỹ năng lãnh đạo quản lý và phẩm chất cần có cho nhà lãnh đạo
2022/07/22/man-packs-belongings-at-work-684.jpg
Nhân viên có 3 trên 9 dấu hiệu này, tốt hơn hết hãy tìm người thay thế
2022/07/20/cut-335.jpg
Khủng hoảng kinh doanh: Giảm lương hay giảm nhân sự?
Bài viết mới nhất
Nhiều nhà lãnh đạo thường nói với nhân viên rằng “Cửa phòng tôi luôn mở”. Họ cho rằng khi nói như vậy, nhân viên sẽ nghĩ sếp là một người dễ tiếp cận, từ đó cảm thấy thoải mái khi đến chia sẻ các ý tưởng cũng như vấn đề khác của mình.
Đâu là những kỹ năng quản trị doanh nghiệp quan trọng nhất mà CEO cần trang bị để trở thành nhà lãnh đạo tài ba? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Trong thời điểm khó khăn, các kỹ năng lãnh đạo sẽ giúp doanh nhân phát huy tối đa kinh nghiệm và có tầm nhìn sáng suốt để dẫn dắt doanh nghiệp vượt qua sóng gió.